Thu
nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình ở Việt Nam-khoảng 2,5
lần cao hơn so với thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập
cao nhất.
Mới
đây, Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội
vừa công bố kết quả nghiên cứu “Đặc điểm di biến động của người mại dâm
nhìn từ góc độ giới”.
Nghiên
cứu này được tài trợ bởi Chương trình Chung quốc gia về Bình đẳng giới
giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc. Nghiên cứu được thực hiện tại
Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ba thành phố có
lượng người hoạt động mại dâm tương đối cao so với các địa phương trong
cả nước, đồng thời có thể đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Các địa
điểm nghiên cứu tập trung ở khu vực nội thành của ba thành phố.
Theo
kết quả nghiên cứu, thu nhập là nhân tố chính thúc đẩy những cá nhân
tham gia hoạt động mại dâm sau khi di cư. Những phụ nữ trả lời phỏng vấn
cho thấy họ đều có trách nhiệm với gia đình, thường xuất phát từ những
hộ nghèo hơn và có thể gửi tiền về nhà tính theo tỷ lệ họ kiếm được
nhiều hơn so với nam giới. Nam giới tham gia hoạt động mại dâm do những
nhân tố cá nhân trong đó có sự cám dỗ của thu nhập cao.
Gần 49% người mại dâm có ý định rời bỏ "công việc".
Nghiên
cứu chỉ ra rằng, tổng thu nhập trung bình một tháng từ hoạt động mại
dâm là 8,6 triệu đồng, khá cao so với mặt bằng thu nhập hiện nay ở Việt
Nam, trong đó đối với nữ là 10,6 triệu và nam là 6,55 triệu. Thu nhập
này cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình ở Việt Nam-khoảng 2,5 lần
cao hơn so với thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao
nhất .
Đó
là chưa kể đến một tỷ lệ đáng kể người hoạt động mại dâm (khoảng 45,6%)
còn có thu nhập từ các việc làm khác. Đặc biệt có khoảng 5% số người
trả lời có thu nhập từ hoạt động mại dâm là từ 20 triệu trở lên. So sánh
giữa các địa bàn cho thấy thu nhập của người hoạt động mại dâm ở Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh cao hơn rõ rệt so với ở Hải Phòng.
Theo
kết quả nghiên cứu, cả nam và nữ mại dâm đều có thể gặp nhiều tổn
thương về sức khỏe và xã hội trong quá trình hoạt động, bao gồm lạm dụng
thể chất, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV.
Đáng
lưu ý, có gần 1/4 trong tổng số 388 người mại dâm được phỏng vấn đã
từng từ bỏ hoạt động mại dâm sau quay lại, trong đó tỷ lệ nữ từng từ bỏ
cao hơn nam giới. Về mong muốn trong thời gian tới, có 37,9% muốn tiếp
tục công việc và 48,2% muốn rời bỏ công việc. Những lý do chính muốn rời
bỏ công việc là không muốn bị kỳ thị, lo sợ nguy cơ mắc bệnh truyền
nhiễm, HIV, và lo sợ cơ quan chức năng. Lý do chính đối với cả hai giới
tiếp tục duy trì công việc này khá tương đồng, trong đó yếu tố kinh tế
đóng vai trò quyết định.
Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần tăng cường
truyền thông cho cả nhóm hoạt động mại dâm và người dân/nhóm cán bộ quản
lý cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức về tác hại và ảnh hưởng của
hoạt động mại dâm đối với gia đình và xã hội, tạo sự đồng thuận trong
phòng chống/giảm hại từ mại dâm. Một trong những nội dung truyền thông
quan trọng là giảm sự kỳ thị.
Bên
cạnh đó, tiếp tục cung cấp một số dịch vụ xã hội cho nhóm hoạt động mại
dâm như cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết để giảm hại và nâng cao
kiến thức về chăm sóc sức khỏe thông qua hoạt động của các câu lạc bộ.
Đặc
biệt, để giúp cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu
quả chính quyền cần tăng cường giúp đỡ họ học nghề và nâng cao khả năng
tiếp cận vốn. Cần thiết phải đầu tư dạy nghề trọng điểm, tạo sự kết
nối và hỗ trợ giữa ba khâu: nhu cầu thị trường, đào tạo nghề và hỗ
trợ giới thiệu việc làm. Điều hết sức quan trọng là bảo đảm giữ bí mật
cho người hoạt động mại dâm về việc làm mại dâm trước đây của họ để họ
có thể xin việc làm và tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ dễ dàng hơn.
Ngoài
ra, cần xây dựng các mô hình hỗ trợ, tạo điều kiện cho người hoạt động
mại dâm được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây
truyền HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; giúp đỡ phụ
nữ hoạt động mại dâm giảm các tổn thương do bị lừa gạt, bạo lực bóc lột
tình dục và nâng cao khả năng tái hoà nhập cộng đồng.
Phan Chính
0 nhận xét: