- "Nếu cho tôi sự lựa chọn, tôi thà chọn người thầy vừa dạy vừa
văng tục mà hiệu quả còn hơn ngủ gà ngủ gục hoặc phải lắng nghe những
lời thuyết giáo phi thực tế", độc giả bình luận về video của TS Dương.
Sau khi đăng bài viết liên quan đến video bài giảng của TS Lê Thẩm Dương, đã có rất nhiều ý kiến của độc giả gửi về tòa soạn . Trong đó đa phần các ý kiến đều đánh giá rất cao chuyên môn cũng như cách giảng dễ hiểu, gần gũi của vị giảng viên này.
Để rộng đường dư luận, trích đăng một số ý kiến độc giả:
Nguyễn Viết Hưng (14-03-2012 | 16:44 )
Tôi
ủng hộ quan điểm dạy học của thầy Lê Thẩm Dương, thực tế giảng đường
cần những người thầy dạy học mà học viên hào hứng nghe như thầy giảng.
Các vị giáo sư, tiến sỹ cứ cao siêu này nọ, nhưng thử hỏi sau bài giảng
của các vị học viên có còn muốn nghe lần nữa không. Tôi thích những
người có cách giảng gần gũi như thầy. Hẳn phải là người có hiểu biết sâu
lý luận, thực tế và tâm lý mới có được những bài giảng thuyết phục như
vậy.
Phương Minh (13-03-2012 | 20:59 )
Chúng
ta cần học tập phương pháp dạy như thế, cũng có thể là nó có những lời
lẽ chưa được hay, nhưng cách dạy như thế mới đi sau vào tâm thức mỗi
người, dễ hiểu, vui vẻ và sẽ nhớ rất lâu. Đây là cách dạy của phương Tây
và chúng ta nên học hỏi. Còn hơn là GV giảng bài mà hs ngồi ngủ. Cần
thay đổi phương pháp dạy bây giờ, rất ủng hộ thầy Dương.
Nguyễn Phong (14-03-2012 | 14:54 )
Sinh
viên cần là cần những người như thế này! thế này mới là thực tiễn, thế
này mới dễ đi vào lòng người nhất! Cứ thử 1 ví dụ, khi bạn đi du lịch,
hướng dẫn viên huyên thuyên về lịch sử di tích thắng cảnh mà không pha
trò liệu bạn có nhớ đến không? Những sinh viên mọt sách mới gọi ông này
là lố bịch, tôi ủng hộ cách dạy của TS Dương... Sinh viên bây giờ cần là
cần những người thầy như thế này chứ ko phải giảng viên giảng mặc giảng
viên, học sinh nghe hay ko thì mặc học sinh... Tôi thấy chán cái cách
giáo dục của đại đa số các giảng viên hiện nay...
Thunder (14-03-2012 | 13:58 )
Nói
thật mình mới là sinh viên năm 3 mà vớ được clip này còn xem lấy xem
để.Bỏ cả 2h đồng hồ để nghe hết .Thật sự thấy rất thấm thía. Đã học qua
môn kinh tế vĩ mô. Rất khô khan chứ không như bài giảng của thầy. Thấm
rất lâu, và đánh giá đúng thực trạng. Còn cái kiểu giảng như đấm vào lỗ
tai học trò thì không thể chịu đựng được.Lần trước đi học vĩ mô chỉ muốn
nghỉ ở nhà vì nó khô khan quá. Nhưng nghe bài giảng của thầy thấy muốn
đi học hơn nhiều.
Nova88 (14-03-2012 | 13:51 )
Nếu
công tâm thì xin hãy lượn 1 vòng quanh các diễn đàn xem cộng đồng mạng
ủng hộ ai hơn. Xin lỗi vì đưa ra ý kiến cá nhân nhưng những ai học đại
học đều biết 1 việc là: 1. Khó, rất khó gặp đc 1 người thầy dạy có sức
hút học sinh. 2. Phải xem khung cảnh của clip thế nào mới nhận xét chứ,
đây là buổi tọa đàm chứ không phải giờ học, và người nghe không phải học
sinh phổ thông, ko phải sinh viên, mà toàn là doanh nhân, người lớn cả !
3. clip cắt xén nhiều, không phản ánh đc cả bài giảng, không thực vì
nhằm hạ uy tín thầy thôi ! Đương nhiên không ủng hộ cách dạy trên trong
môi trường phổ thông, còn đại học thì dạy cuốn hút sinh viên là được.
Du hoc sinh Canada (14-03-2012 | 13:32 )
Tôi
ủng hộ cách giảng dạy của thầy Dương. Ở Canada, Thầy trò trên giảng
đường như bạn bè, thầy thoải mái nói tục trên giảng đường mà chả có ai
lên án, miễn sao học trò thấy thoải mái và tiếp thu được bài.Việt Nam
mình đề cao một thứ lễ nghĩa phi lý khi mà ngoài đời thì ai cũng văng
tục chửi thề. Một người thầy giỏi chỉ đơn giản là người tạo được cảm
hứng cho học sinh, bằng nhiều cách, chứ không phải là những người thầy
đề cao lễ nghĩa mà thực sự đạo đức ngoài đời thì chưa ra làm sao.
kuro emy (14-03-2012 | 12:57 )
Tôi
cũng là 1 sinh viên Đại học Ngân hàng, khi tôi bước vào trường này đã
nghe tiếng thầy từ lâu, chứng kiến nhiều buổi giảng của thầy mà thấy
khâm phục, sinh viên ngồi kín cả phòng, kéo ghế làm tắc cả hành lang,
như vậy thì là thầy dạy hay hay dạy dở?...
thuylinh (14-03-2012 | 12:52 )
Ủng
hộ cách dạy của thầy . Rất dễ hiểu , khác hẳn với các giảng viên đại
học bây giờ, dạy mà sinh viên phát buồn ngủ !!! Có bao nhiêu giáo viên
đủ trình độ giảng bài được như thầy đâu ...
Prince (14-03-2012 | 10:44 )
Tôi
từng là sinh viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM và từng được nghe
thầy giảng tôi thấy học thầy rất thỏa mái, rất dễ hiểu và nhớ rất lâu.
Trong trường giờ giảng của thầy giảng đường luôn trong tình trạng quá
tải, lớp có 80 SV nhưng hầu như không vắng người nào, ngoài ra các bạn
SV lớp khác không phải giờ học cuả mình nhưng cũng tranh thủ đến nghe
thậm chí các SV trường khác cũng kéo đến nghe thầy giảng, trong giảng
đường, ngoài hành lang luôn chật cứng, ai cũng tranh thủ đi sớm để có
chổ, điều đó chứng tỏ sức hút bài giảng của thầy như thế nào.... Còn các
vị GS,PGS,TS khác ép SV phải đi học (không đi thì điểm danh cấm thi...)
nhưng giảng đường không lúc nào quá 2/3 SV đi học, tôi cũng từng đi học
và nay cũng sắp là TS rồi với những GS gây mê thì thà ở nhà đọc sách
còn tốt hơn nhiều .. Tôi ủng hô thầy Dương và mong rằng trong đội ngũ GV
của chúng ta cần có nhiều người nhưng vậy.
meiqingchang (14-03-2012 | 10:11 )
Nền
giáo dục VN cần nhiều những thầy giáo thế này, tôi không phải trong
ngành nhưng nghe mà cảm thấy rất dễ hiểu. Đây là cách riêng của tiến sĩ
Dương nhằm cuốn hút người nghe vào bài giảng của mình, chẳng có gì liên
quan đến tư cách ở đây cả, tôi kính trọng và ủng hộ thầy. Thật đen đủi
là tôi chưa bao giờ được học những thầy giáo sáng tạo và phóng khoáng
như thầy.
Bạch Thiện Chí (13-03-2012 | 23:52 )
Thầy
Dương là một hiện tượng hiếm có của giáo dục đại học, nghe thầy giảng ,
thì kiến thức tự đi vào đầu một cách tự nhiên. Còn hơn có khối giáo sư
với kiến thức uyên thâm, lên giảng bài như là chính trị gia phát biểu,
cuối cùng sinh viên chán, ngủ, hay học như con vẹt.đó là thuộc kiểu
người thời phong kiến, hoặc là có kiến thức nhưng không có kỹ năng sư
phạm.Thầy Dương là người hội tụ cả 2. Địa vị trong xã hội của tôi hiện
nay, một phần là do công ơn thầy. Hãy nhìn những thế hệ sinh viên do
thầy giảng dạy thành đạt đến mức nào, hay đơn giản là những người tưng
học. Hãy nghe thầy giảng, để họ nhận xét về thầy. Lượng kiến thức thầy
cho sinh viên là giá trị không đo đếm, là một sự đóng góp lớn cho giáo
dục.
Gà (13-03-2012 | 23:50 )
Thầy
dạy quan trọng là có đi vào lòng người không, còn mấy ông TS thì chỉ
được cái nói mồm, nói hoa lá cành chả thằng nào hiểu cả, vậy mà lúc nào
cũng khoác lác, người dạy tốt thì không khuyến khích mà còn dìm người
ta, thử hỏi những vấn đề kinh tế khó của nhà nước ai cố vấn đây.
Nguyễn Hữu Thọ (13-03-2012 | 23:36 )
Bài
giảng phải nói rất hay và sống động, bài giảng này quá phù hợp cho
những người làm kinh tế, qua clip tôi thấy phần lớn người đi học đều là
lớn cả rồi, đã từng trải rồi, nhiều người đã có gia đình, nhiều người có
doanh nghiệp riêng. Nếu nói không phù hợp thì chỉ là không phù hợp với
học sinh cấp bậc phổ thông thôi. Tôi không được nghe thầy giảng trực
tiếp mà chỉ được nghe gián tiếp qua Clip thôi nhưng thấy bài giảng của
thầy đã giúp tôi thấy sáng cả người, mát lòng mát dạ. Tôi đã nhìn ra
được những khó khăn mà Doanh nghiệp kinh doanh BĐS của tôi đang gặp phải
là gì, nguồn gốc khó khăn đó là do đâu, và quan trong hơn cả là tôi
biết thêm các khó khăn này sẽ còn kéo dài bao lâu, biết mình đang ở đâu,
từ đó sẽ định hướng kinh doanh cho mình như thế nào, không nên đánh
tổng lực vào những thời gian nào…
Cuong (13-03-2012 | 23:33 )
Đây
là sự truyền đạt tri thức ở mức độ khác rồi, họ đều là những doanh nhân
thành đạt, không giống như những đứa con nít mà đòi dạy theo kiểu con
nít. Tôi thấy đau lòng cho nền giáo dục Việt Nam với mấy bác già ngồi
chém gió với những ý niệm cổ hủ. Tiến sĩ dạy rất hay, ví dụ quá thực
tiển, đôi lúc hay dùng nghĩa bóng, nói chuyện kinh tế, thị trường, đôi
lúc cần chiêm nghiệm mới hiểu.
Nguyễn Hữu Thọ (13-03-2012 | 22:44 )
Tôi
xem clip đó rồi, xem đi xem lại cả chục lượt (17 phần), đến mức thức
quá khuya vẫn còn muốn nghe, vì cái chất, cái thật, cái kiến thức rối
rắm được trình bày một cách mạch lạc qua lối sử dụng thủ pháp tâm lý và
cách nói phóng khoáng của giảng viên. Kiến thức đó rất thực tế và trở
nên dễ hiểu vì nó gắn liền với tâm tư tình cảm của các học viên. Đảm bảo
bây giờ tôi cũng có thể giải thích cho bất kỳ ai hiểu được thế nào là
xuất khẩu khủng hoảng, xuất khẩu lạm phát...
Nguyen Hoang Nguyen (13-03-2012 | 20:24 )
Thử
hỏi tất cả những người đi học thì ai muốn ngồi nghe mấy thứ vớ vẩn sáo
rỗng chứ? Bao nhiêu % hs/sv có thể thức đc trước các Ts. Gây Mê? Mình
thích và ước đc học với những người như vậy. Đừng lấy mấy cái thứ giáo
điều vớ vẩn ra mà nói chuyện, hãy lấy kết quả của việc giúp người học
tiếp thu bài giảng và vận dụng sáng tạo ra mà so sánh. Cứ như vậy Việt
Nam sao mà phát triển nổi?
GS Phạm Minh Hạc phản cho rằng, những lời lẽ mà TS Dương dùng trong khi giảng không thích hợp với môi trường sư phạm. Ảnh: GDVN
Theo
một thăm dò ý kiến của độc giả thì phần lớn độc giả ủng hộ sự “phá
cách” của TS Lê Thẩm Dương. Nói về hiện tượng này GS Phạm Minh Hạc, chủ
tịch Hội giáo chức VN, chủ tịch Hội KH Tâm lý giáo dục, nguyên bộ
trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ quan điểm: "Tôi cho rằng trong những sinh
viên nghe những lời “tục tĩu” đó, rất có thể có người thích thú, điều
tra xã hội học phải rất tinh tế, cho nên kết quả của việc thăm dò đó
đối với 1 clip ngắn và câu trả lời ngắn thì phải làm rất khéo léo.
Tôi
nghĩ có thể có người thích thú vì tâm lí và tâm trạng của người nghe
có thể khác nhau, chưa nói tới đạo đức xã hội ngày nay đang ngày phức
tạp.
Có
thể phần nhiều người cho là hay nhưng cũng có phần nhiều người phản
đối. Chúng tôi cũng đã có những công trình nghiên cứu xã hội học về giá
trị của chính thanh niên ở lứa tuổi sinh viên thì thấy rằng, hệ giá
trị lâu nay xã hội chúng ta tôn trọng lại đang bị đảo lộn"
Theo GDVN
|
Nguyên Lành
0 nhận xét: