ody>

Tumblr là gì? dùng ra sao?

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Chia sẻ cộng đồng là thứ quyền lực bất khả chiến bại nếu bạn biến nó trở thành thứ dễ dàng nhất có thể. Dịch vụ tiểu blog (micro-blogging) Tumblr vừa nhận được khoản đầu tư tài chính trị giá 85 triệu USD từ Greylock Partners và Union Square Ventures, và được đỡ lưng bởi tỉ phú Sir Richardon Branson.
Khoản đầu tư tới giữa bối cảnh nền tảng Tumblr đang thu được thành công nhanh chóng. Chỉ trong chưa đầy 1 năm, lượng truy cập Tumblr đã tăng từ 2 tỉ lượt/tháng lên 13 tỉ lượt/tháng, và hiện Tumblr có hơn 30 triệu blog. Đầu tháng 9, tính riêng tại Mỹ, theo công ty nghiên cứu comScore, lượng truy cập độc lập của Tumblr đạt 13 triệu lượt/tháng, tăng hơn 200% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, nền tảng WordPress với gần 60 triệu blog, lại chỉ có khoảng 2,5 tỉ lượt truy cập/tháng.
Dù WordPress sở hữu nền tảng người dùng lớn hơn, Tumblr lại vượt về lượng truy cập và những con số này tiếp tục tiến tới mức phi thường: Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Tumblr – David Karp trao đổi với nhà đầu tư “thiên thần” và sáng lập Hunch – Chris Dixon hồi đầu năm, cho biết mạng lưới Tumblr đón thêm khoảng 250 triệu lượt khách viếng thăm mỗi tuần. Dịch vụ đo lượng lưu lượng truy cập Royal Pingdom chỉ ra Tumblr đang tiến dần tới ngưỡng 40 triệu bài gửi mỗi ngày, tương đương 400 bài gửi mỗi giây.
Thành công của Tumblr chứa đựng nhiều bài học cho mọi công ty truyền thông, và bài học quan trọng nhất chính là chia sẻ cộng đồng là thứ quyền lực bất khả chiến bại nếu bạn biến nó trở thành thứ dễ dàng nhất có thể.
Tumblr = Blog + Twitter
tumblr.jpeg
Tumblr không thực sự là nền tảng blog như WordPress và các dịch vụ tương tự khác. Theo cách mọi người “tumbling” (sử dụng Tumblr), Tumblr giống như giao điểm của Twitter và viết blog hơn là chỉ đơn thuần viết blog. Bạn vừa có thể tạo blog, gửi các nội dung mình muốn như WordPress hay Blogger, bạn vừa có thể “re-blog” (đăng lại) những bài đăng từ mọi người bạn “theo đuôi”, giống như cách người dùng Twitter đọc và “retweet” (đăng lại).
Đây chính là điểm biến Tumblr trở thành thứ công cụ vô cùng quyền lực khi xây dựng và tái xây dựng nội dung – như cách Twitter tạo hiệu ứng lan truyền chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bởi người dùng tweet và retweet lại các được liên kết. Theo khảo sát mới nhất từ Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Tumblr là công cụ truyền thông xã hội lớn thứ 3 về thời gian sử dụng, chỉ sau Facebook và Google Blogger, và vẫn đang phát triển mãnh liệt.
Khi nền tảng blog như Blogger và WordPress xuất hiện và được ưa chuộng, các công ty truyền thông khám phá ra các công cụ web có thể cung cấp tính năng vốn chỉ được xem là “của riêng” của báo chí chính thống: khả năng xuất bản nội dung nhanh chóng và cho phép người đọc dễ dàng bởi RSS và công nghệ khác. Khi viết blog phổ biến hơn, một số công ty như TechCrunch hay The Huffington Post cho thấy các công cụ này quyền lực như thế nào, và thậm chí vài công ty truyền thông cũng bắt đầu sử dụng lợi thế của chúng trong nội bộ.
“Dễ nhất có thể”
tumblr reblog.jpg
Điều mà Twitter hay các công cụ như Tumblr (Facebook) làm được trong vài năm qua cho thấy nếu việc tạo ra các nội dung – hay quan trọng hơn, là chia sẻ nội dung – dễ hết mức có thể, bạn sẽ được nhiều người chào đón hơn. Vì thế, xét tương quan số người muốn duy trì WordPress hay Blogger là quá nhỏ bé so với lượng người muốn sử dụng Twitter hay Tumblr làm công cụ chính thức để chia sẻ nội dung với người khác. Hành vi “chia sẻ hoạt động với cộng đồng” đang dần trở thành một định hướng quan trọng mà các hãng quảng cáo hay gã tìm kiếm khổng lồ như Google để mắt tới.
Nhận thức của Twitter, Tumblr hay Facebook khá tương đồng với website Amazon. Nếu Amazon khiến việc mua hàng hóa trực tuyến dễ dàng chỉ với một cú nhấp chuột, Twitter, Tumblr, Facebook lại cho phép người dùng chia sẻ mọi thứ dễ dàng cũng với thao tác click đơn giản vào các nút: retweet, reblog, like… Điều đó đã lèo lái lượng hoạt động cộng đồng trực tuyến khổng lồ, và không có dấu hiệu chậm lại.
Nếu bạn là một công ty truyền thông, mức độ chia sẻ nội dung của công ty bạn đơn giản tới mức nào, không chỉ là nút “like” tích hợp với Facebook, mà còn trên các mạng xã hội khác? Sự phát triển của Tumblr cho thấy cách thức càng dễ dàng, càng có nhiều người ưa chuộng.
Bài của GenK

Tumblelog – khái niệm không hề mới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trang web dạng tumblelog đầu tiên xuất hiện từ năm 2005 (vào thời điểm mà blog Yahoo!360 còn chưa bùng nổ tại Việt Nam) với trang web một blog chỉ gồm các câu trích dẫn, link và ảnh. Tumblelog xuất hiện đã tách một phần blogger ra khỏi việc viết blog cổ điển một cách mạnh mẽ và cuốn hút.
Cụm từ tumblelog được đặt ra trong bài viết về trang web Anarchaia và nhanh chóng trở nên phổ biến. Tumblelog là một dạng blog ngắn gọn và đơn giản. Tumblelog không coi trọng sự cầu kỳ với những thứ rườm rà bóng bẩy của blog.
Bạn có một suy nghĩ vụt qua đầu, hay bắt gặp một tấm ảnh đẹp, một đường link hay, mà teen thì dễ quên lắm nhé – ngay lập tức hãytumble nó ra. Chỉ đơn giản thế thôi. Bạn gửi lên, và thế là bạn trở thành tumblelogger.
“Hậu sinh khả úy” 
Tumblelog sinh sau đẻ muộn hơn blog cả chục năm, nó kế thừa blog thì ít và phá cách thì nhiều. Tumblelog hướng tới đối tượng sử dụng khác blog truyền thống, do vậy so sánh hai trường phái này chẳng khác nào so sánh punk rock và ballad cả.
Teen là những con người năng động, ý tưởng nhanh đến nhưng cũng… nhanh đi. Bạn muốn ghi lại nhanh chóng những thứ bộc phát, những việc trải qua trong ngày nhưng bạn phát ốm với việc phải viết blog cho ra câu chữ, hành văn mạch lạc… gì gì đó. Chọn ngay tumblelog, một dòng, thế là đủ.
Với một dạng nhật ký cá nhân như blog thì ngày càng phát triển đồng nghĩa những thứ đi kèm nó cũng phức tạp lên. Đa số cư dân mạng hiện nay chỉ có một lượng kiến thức ít ỏi về những cái gọi là theme, CSS, widgets… Đến với tumblelog – ngoại hình không quan trọng. Quan trọng là bạn nghĩ gì và bạn tumble nó ra như thế nào.
Chưa hết, có một điểm tumblelog cực kỳ khác biệt với blog truyền thống: tumblelog không nặng tính tương tác giữa người dùng với nhau. Đơn giản vì một tumblelogger quan niệm, bạn bè và người thân anh ta nếu quan tâm sẽ đọc tumblelog hằng ngày mà không cần đến những công cụ hỗ trợ cập nhật hay thông báo khác.
Chọn tumblelog hay blog truyền thống?
Một Yahoo! 360 blogger, sau khi được giới thiệu tumblelog, đã phản hồi không mấy tích cực. Emo sử dụng các dịch vụ blog đa phần vì sự tương tác và liên kết giữa những blogger với nhau, cái mà tumblelog ít coi trọng. Nhưng về mặt đơn giản và tiện lợi thì không gì bằng tumbleblog, mỗi entry chỉ có vài dòng, hay một đoạn clip… Tumblelog chú trọng đến nội dung và đi thẳng vào vấn đề, nó bỏ qua những thứ thừa thãi xung quanh.
Được ví như một cuốn day runner của teen, nó giúp bạn ghi lại những việc xung quanh nhanh chóng, chính xác bởi vì bạn sẽ không cần phải dẫn dắt, lựa chọn từ ngữ để nói về nó. Blog và tumblelog, giống như email và SMS – cái nào nhanh gọn hơn, chắc không cần phải nói nữa nhỉ!
Dịch vụ cung cấp tumblelog phổ biến nhất hiện nay, Tumblr cung cấp cho bạn những thứ cơ bản nhất để có một tumblelog trong 2 phút. Không có friends list, ai có nhu cầu theo dõi blog của bạn, họ sẽ không cần xin phép. Tumblr không có chức năng tags, nó tự động nhận dạng và định dạng nội dung bạn gửi lên.Tumblr hỗ trợ nhiều người cùng viết chung một tumblelog. Tumblelog cũng được ứng dụng để thiết kế website. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng trang thông tin giải trí cập nhật liên tục trên nền Tumblr.
DLavega, một Opera Blogger khá nổi đã nhận xét như sau: Thời gian chẳng có, sao phải cố oằn mình thành nhà văn, đốt cháy calo cho việc gõ trong khi hàng tá việc đang chờ làm. Vậy đó. Ngắn và gọn. Đó là tumblelog.
Tumblelog được đánh giá sẽ trở thành trào lưu tại Việt Nam và thay thế “ông lão” blog, điều đó hoàn toàn có thể sảy ra và có lẽ sẽ trở là cơn bão cho  những cư dân của thế giới mạng. Sự đơn giản, tiện dụng và có phần “bụi” của tumblelog có phù hợp không trong khi một số vẫn còn coi trọng pageview và comments.
Giữa cuộc chiến không khoan nhượng của các ông lớn mạng xã hội, Tumblr nổi lên như một anh chàng lập dị nhưng có sự quyến rũ khó cưỡng với tín đồ ảo.
Có thể xem Tumblr như nền tảng blog siêu mini, chào đời vào năm 2007 với mục tiêu đơn giản hóa thao tác người dùng trong khi vẫn đảm bảo khả năng tùy biến tuyệt vời. Tumblr cho phép người dùng chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video, nhạc và rất nhiều nội dung khác trên trang cá nhân của mình.
Các trang mạng xã hội khác cũng cho phép làm điều tương tự, thậm chí ở mức độ chuyên nghiệp hơn Tumblr vài bậc. Tuy vậy, anh chàng “lập dị” Tumblr có những phẩm chất phá cách độc đáo tạo nên thương hiệu riêng cho mình, cái sự “đơn giản mà lại không hề đơn giản”.
Nhớ thời blog Yahoo 360 mới vào Việt Nam, dân tình mừng vui khi tìm được chỗ trút bầu tâm sự đích thực trên Internet. Nhiều văn sĩ mạng nổi danh ngày nay một phần cũng nhờ những bước đi đầu tiên ấy.
Nhưng cuộc chơi cũng nhanh chóng thoái trào. Người ta không còn thời gian để nghiền ngẫm những entry dày công đầu tư, càng không có khả năng ngồi cả buổi để cho ra lò một bài viết tâm đắc.
Năm 2007 cư dân Internet đang “no xôi, chán chè” với Yahoo 360 và đang tìm kiếm lối đi riêng cho mình ở WordPress hay các blog khác thì Tumblr ra đời như cú shock đánh thẳng vào thị hiếu người dùng. Shock vì đâu? Vì Tumblr xoáy sâu vào chuỗi suy nghĩ của blogger như những con sóng hết đợt này đến đợt khác.
Với Tumblr, khái niệm link, theme, widget, comment, trackback bị xóa bỏ hoặc tối giản hóa đến mực cực đoan, thay vào đó tập trung cho dòng suy ngẫm, những dòng trích dẫn (quote), ảnh, video của chính chủ nhân. Mỗi bài viết mới tự động đẩy nội dung cũ xuống dưới, tạo thành một chuỗi thể hiện nội tâm thân chủ.
Tumblr tự xác định phong cách riêng của mình như vậy, không hề giống các trang blog và mạng xã hội hồi đó và cả đến tận bây giờ (Facebook, Twitter, MySpace,…). Bên cạnh cách thức thể hiện, các thao tác của người dùng trong quá trình sử dụng cũng được đơn giản hóa tối đa, mang lại tâm lí thoải mái cho người viết.
Đơn giản là vậy, Tumblr vẫn sẵn sàng mang lại khả năng tùy biến cực kì ấn tượng. Theme, widget vẫn tồn tại và được cung cấp sẵn trên trang chủ Tumblr. Nếu bạn có khả năng sáng tạo hay muốn tạo phong cách riêng, Tumblr cũng có sẵn bộ công cụ thiết kế đầy đủ chức năng.
Chức năng kết bạn của Tumblr rất đơn giản. Nếu cảm thấy thích trang cá nhân của thành viên nào đó, nút bấm Follow sẽ tự động thêm thành viên đó vào Tumblr của bạn, không cần biết người đó có đồng ý hay không.
Tiếp xúc với Tumblr lần đầu tiên, không ít người đã nảy sinh tình cảm với trang blog mini này. Tự tạo một trang cá nhân rất đơn giản với các thao tác sau:
- Truy cập vào địa chỉ http://tumblr.com
- Quá trình đăng kí chỉ cần cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu và link mong muốn cho blog (có dạng: tên_blog.tumblr.com). Bấm Start Posting.
- Bạn sẽ được đưa vào trang cá nhân của mình. Từ bây giờ bạn đã có thể thoải mái post ảnh, video, bài viết,… bằng cách lựa chọn icon tương ứng.
- Sau khi viết bài đầu tay, Tumblr sẽ nhắc nhở bạn chỉnh lại giao diện. Rất dễ dàng, bạn nhấn Show all appearance options. Chỉnh sửa xong, bạn nhấn chọn Save.

Tags: , ,

0 nhận xét: